XCorp – Đề Cương Hướng Dẫn Giám Sát Hệ Cơ Điện (2)

D.   GIÁM SÁT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN PHẦN THÂN

1.   Lắp đặt ống luồn dây điện, thang cáp và máng cáp.

  • Trước khi thi công:
    • Kiểm tra vật tư, vật liệu và dụng cụ sử dụng khi thi công.
  • Trong khi thi công:
    • Kiểm tra vị trí, cao độ, lấy dấu, phóng, tuyến lắp đặt ống và máng cáp.
    • Kiểm tra khoảng cách lắp đặt giá đỡ ống, máng cáp.
    • Kiểm tra công tác cố định ống, máng cáp.
    • Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công.
    • Kiểm tra các mối nối giữa cút – hộp nối và các mối nối chuyển hướng Tê, cút, chếch của ống, máng cáp.
    • Kiểm tra hệ thống ống dẫn mềm phải được lắp đặt sao cho tránh được những lực căng quá mức lên dây dẫn và mối nối.
    • Kiểm tra công tác đánh dấu tuyến ống và máng cáp.
    • Kiểm tra công tác nối đất, nối không máng, ống luồn dây (với các đường ống kim lọai)
    • Kiểm tra nghiệm thu tuyến ống và máng cáp trước khi thực hiện công tác che khuất.

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

  • Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt
  • Các tiêu chuẩn tham khảo:
    • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
    • TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
    • TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp
    • QCVN QTĐ-7: 2009/BCT – tập 7 – Thi công các công trình điện
    • Biện pháp thi công của nhà thầu đã được phê duyệt

Phương pháp dụng cụ kiểm tra

  • Quan sát, thước dây, thước thép.
  • Đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ kiểm tra thông mạch

2.   Kéo dải cáp

Trước khi thi công:

  • Kiểm tra lại công tác hoàn thiện lắp đặt hệ thống tuyến máng, ống luồn dây.
  • Kiểm tra tính phù hợp của các loại dây dẫn, cáp điện vật tư thiết bị đưa vào thi công trong công trường

Trong khi thi công:

  • Kiểm tra, giám sát công tác kéo dải cáp.
  • Kiểm tra các biện pháp an toàn khi kéo dải cáp.
  • Kiểm tra biện pháp bảo vệ cáp, đầu cáp chờ, chiều dài cáp, số lượng cáp
  • Kiểm tra thông mạch, đánh dấu cáp trước và sau kéo dải cápKiểm tra điện trở cách điện của cáp trước và sau khi kéo dải cáp.
  • Kiểm tra công tác cố định dây dẫn, cáp trên thang, máng cáp.

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt

Các tiêu chuẩn tham khảo

  • Tiêu chuẩn thiết kế và IEC quy định về việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện
  • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp
  • QCVN QTĐ-7: 2009/BCT – Tập 7 – Thi công các công trình điện
  • Biện pháp thi công của nhà thầu đã được phê duyệt.

Phương pháp dụng cụ kiểm tra

  • Quan sát, thước dây, thước thép.
  • Đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ kiểm tra thông mạch

3.   Lắp đặt hệ thống thanh dẫn (busbar, conducting box)

  • Trước khi thi công:
    • Kiểm tra quy cách vật liệu thanh dẫn và các phụ kiện.
    • Kiểm tra cách điện của thanh dẫn
  • Trong khi thi công
    • Kiểm tra công tác lấy dấu, phóng tuyến thanh dẫn điện của nhà thầu.
    • Kiểm tra lắp đặt giá đỡ, thanh treo thanh dẫn điện.
    • Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công.
    • Kiểm tra lắp đặt, ghép nối thanh dẫn điện, (bao gồm kiểm tra đấu nối pha + PE).
    • Kiểm tra công tác sơn và đánh dấu.
    • Kiểm tra công tác bịt kín lỗ tại các vị trí xuyên tường, xuyên trần của hệ thống thanh dẫn bằng vật liệu chống cháy

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

  • Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt
  • Các tiêu chuẩn tham khảo:
    • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
    • TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
    • TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp
    • TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung:
    • QCVN QTĐ-7: 2009/BCT – Tập 7 – Thi công các công trình điện
    • Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt.
    • Vật tư, phụ kiện, điện trở tiếp xúc, điện trở cánh điện phải đảm bảo theo quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
    • Tại các vị trí xuyên tường, xuyên trần của hệ thống thanh dẫn phải được bịt kín bằng vật liệu chống cháy. Sơn và đánh dấu thanh cái tuân thủ theo đúng quy phạm, thiết kế.

Phương pháp dụng cụ kiểm tra

  • Quan sát, thước dây, thước thép.
  • Đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ kiểm tra thông mạch

4.   Lắp đặt thiết bị công tắc, ổ cắm, nút ấn.

  1. Trước khi thi công
    • Kiểm tra đầu chờ dây dẫn, chủng lọai thiết bị sử dụng, hộp box
  2. Trong khi thi công:
    • Kiểm tra công tác lắp đặt, định vị.
    • Kiểm tra cực tính, đấu nối dây dẫn.
    • Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công.
    • Kiểm tra mỹ quan sau khi lắp đặt.

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

  • Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt
  • Các tiêu chuẩn tham khảo:
    • TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
    • QCVN QTĐ-7: 2009/BCT – tập 7 – thi công các công trình điện
    • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt.
  • Vật tư, phụ kiện, công tác lắp đặt, đấu nối đảm bảo theo quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

5.   Lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng

  • Trước khi thi công
    • Kiểm tra công tác lắp đặt hộp âm sàn, dây cáp cho đèn.
    • Kiểm tra chủng lọai thiết bị, phụ kiện sử dụng.
  • Trong khi thi công:
    • Kiểm tra vị trí lắp đặt, giá treo.
    • Kiểm tra công tác cố định thiết bị đèn chiếu sáng.
    • Kiểm tra cao độ vị trí lắp đặt đèn.
    • Kiểm tra đấu nối dây cáp với đèn.
    • Kiểm tra đấu nối tiếp địa an toàn với đèn
    • Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công.
    • Kiểm tra mỹ quan sau khi lắp đặt

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

  • Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt.
  • Danh mục thiết bị được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  • Các tiêu chuẩn tham khảo:
    • TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
    • QCVN QTĐ-7: 2009/BCT – Tập 7 – Thi công các công trình điện
    • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt.
  • Vật tư, phụ kiện, công tác lắp đặt, đấu nối đảm bảo theo quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

6.   Lắp đặt thiết bị ngoại vi (đầu báo, nút ấn, ổ cắm) của hệ thống điện nhẹ.

  • Trước khi thi công
    • Kiểm tra công tác lắp đặt hộp âm sàn, tường, dây cáp.
    • Kiểm tra chủng lọai thiết bị, phụ kiện sử dụng.
  • Trong khi thi công:
    • Kiểm tra vị trí lắp đặt, giá đỡ.
    • Kiểm tra công tác cố định thiết bị, đầu báo, nút ấn.
    • Kiểm tra cao độ vị trí lắp đặt thiết bị
    • Kiểm tra đấu nối dây cáp với thiết bị, nối tiếp địa chống nhiễu.
    • Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn con người và thiết bị thi công.
    • Kiểm tra mỹ quan sau khi lắp đặt

Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu

  • Bản vẽ thiết kế và các sửa đổi được phê duyệt.
  • Danh mục thiết bị được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  • Các tiêu chuẩn tham khảo:
    • TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
    • QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT – tập 7 – thi công các công trình điện
    • TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • Biện pháp thi công của nhà thầu đó được phê duyệt.
  • Vật tư, phụ kiện, công tác lắp đặt, đấu nối đảm bảo theo quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

7.   Quy trình kiểm tra chất lượng thành phần và chất lượng của thiết bị thi công để đảm bảo chất lượng thi công, gia công vật liệu

  • Cần phải kiểm tra cả chất lượng của thiết bị thi công, gia công sẽ loại trừ được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác gia công cũng như trong công tác kiểm tra thí nghiệm.
    • Gia công là một phương thức hợp tác sản xuất giữa các đơn vị kinh tế, bên gia công nhận đặt của bên gia công những nguyên vật liệu để sản xuất theo những tiêu chuẩn cụ thể do bên đặt hàng đề ra.
  • Công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành nhằm xem lại sản phẩm sản xuất ra có đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định bằng cách sử dụng các phương pháp như trực quan (nhìn, nếm, ngửi), kiểm tra bằng dụng cụ, kiểm tra phân tích và kiểm tra tự động, trong các xí nghiệp công nghiệp công việc này chủ yếu do phòng kiểm tra kĩ thuật (gsv) tiến hành có sự tham gia của cán bộ quản lý và công nhân. Phòng kiểm tra chất lượng thi công gia công trong xí nghiệp có thể kiểm tra chất lượng vật liệu đưa tới Xí nghiệp, quá trình kiểm tra công nghệ, kiểm tra các phần cấu thành của sản phẩm và toàn bộ sản phẩm.

Ví dụ.

  • (1): Khi gia công ren đường ống STK của hệ thống chữa cháy, cần phải kiểm tra các lưỡi taro bảo đảm không bị mòn, bị gãy. Nếu các lưỡi taro không bảo đảm sẽ làm cho các đường ren bị giập, gãy, nứt ảnh hưởng nhiều đến độ bền, độ kín của mối ghép ren
  •  (2): Khi hàn nếu sử dụng que hàn bị ẩm sẽ sinh ra bọt khí làm cho mối hàn bị bọt, rỗ ở bên trong, ảnh hưởng đến chất lượng của mối ghép
  •  (3): Khi sử dụng thiết bị đo để đo điện trở nối đất chống sét, cần phải chắc chắn rằng các thiết bị này còn bảo đảm độ tin cậy (đã được kiểm định hoặc còn mới). Vì trị số đo của điện trở nối đất chống sét và nối đất an toàn thường nhỏ dễ có sai số.

8.   Yêu cầu đối với các thiết bị đã qua sử dụng để được đưa vào sử dụng trong công trình

Thiết bị cũ là những thiết bị đã sử dụng có thể là mới sử dụng hoặc đã sử dụng từ lâu. Tuy nhiên chúng ta cần bảo đảm khi đưa vào sử dụng thiết bị phải vận hành tốt, bảo đảm chất lượng không bị sự cố, và đặc biệt phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư

  • Có chất lượng còn lại 80% so với nguyên thủy
  • Mức tăng tiêu hao nhiên liệu, năng lượng £ 10% so với nguyên thủy
  • Phải bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và không gây ô nhiễm môi trường
  • Phải có các hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan, chứng thư giám định chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định
  • Phải test thử thiết bị trong một thời gian đủ để chứng minh thiết bị còn bảo đảm chất lượng
  • Bảo trì lại thiết bị như xem đấu nối hay nhựng bộ phận liên kết động
  • Phải xem thời gian mua thiết bị và xác nhận hay dự doán thời gian sử dụng thiết bi để tính toán khầu hao thiết bị, để xách định thời gian sử dụng còn lại
  • Quy trình xuất nhập, và các giấy tờ liên quan tới thiết bị

9.   Yêu cầu đối với các thiết bị mới khi đưa vào sử dụng

  • Cung cấp đầy đủ Catalogue của sản phẩm
  • Cung cấp chứng chỉ xuất xưởng
  • Cung cấp các hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan
  • Chứng thư giám định chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định.

10.  Các bước tiến hành kiểm tra nghiệm thu các hệ thống kỹ thuật

  • Kiểm tra, chấp thuận mẫu vật tư, thiết bị trước khi lắp đặt
  • Kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu các công tác xây lắp: lắp đặt đường ống, đường dây, lắp đặt thiết bị
  • Kiểm tra nghiệm thu vận hành thiết bị không tải
  • Kiểm tra nghiệm thu vận hành thiết bị có tải

Giới thiệu về XCorp


XCorp là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Thiết Kế và Thi Công Hệ Thống M&E (Cơ Điện). Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và cam kết mang lại các giải pháp toàn diện, tiên tiến, XCorp đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn như nhà máy, chung cư, biệt thự, văn phòng, khách sạn và bệnh viện.


XCorp không chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công mà còn hỗ trợ vận hành, bảo trì hệ thống, đảm bảo hiệu quả và an toàn tối ưu. Với phương châm “Chất lượng – Uy tín – Sáng tạo”, XCorp luôn là đối tác đáng tin cậy của các chủ đầu tư và khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *